Dimsum có thể hiểu đơn giản là tên gọi chung của các món đểm tâm. Chúng có tổng cộng trên dưới 100 món với nhiều loại nhân khác nhau tạo nên một "vũ trụ" dimsum đa dạng. Thật khó để có thể phân biệt các món dimsum bằng nhân, bởi vì đôi lúc chúng cùng một loại nhưng lại có nhiều phiên bản nhân.
Chính vì thế, một trong những cách đơn giản nhất để gọi tên và phân biệt các món dimsum là dựa vào hình dáng của chúng. Dưới đây là bài viết hướng dẫn cách phân biệt 4 loại dimsum phổ biến mà không phải ai cũng biết, cùng Nam Sài Gòn Food tìm hiểu nhé!
HÁ CẢO
Há cảo – một trong 4 loại dimsum phổ biến
Theo nhiều thông tin, khởi nguồn của món Há Cảo đến từ Trung Quốc. Há cảo hẳn là loại dimsum phổ biến và nổi tiếng nhất. Hình dạng há cảo thường có lớp vỏ trắng, hơi mỏng, phía trên túm lại gần giống túi đựng tiền, với ý nghĩa mang lại nhiều may mắn. Bạn chỉ cần nhớ hình dạng túi đựng tiền có rút dây ngày xưa là có thể nhớ được hình dáng của há cảo đấy.
Ngày nay há cảo cũng được đa dạng hơn về màu sắc và cách ăn. Nếu trước đây bạn chỉ biết đến món há cảo hấp thì giờ đây bạn đã có thể thử thêm món há cảo chiên của Nam Sài Gòn Food.
BÁNH MANDU
Hình ảnh sản phẩm Madu Thịt Nam Sài Gòn Food
Mandu là món ăn truyền thống của người Hàn Quốc, với vỏ bánh làm bằng bột mì, độ mỏng vừa đủ để có thể bao bọc được phần nhân đầy đặn bên trong. Chúng có hình dáng như chiếc gối nằm, hơi thon dài và có các nếp gấp lượn sóng, trông rất đẹp mắt.
Ngày nay, cách ăn mandu cũng ngày càng phong phú và sáng tạo hơn, tùy theo sở thích của từng người. Bạn có thể thưởng thức Mandu bằng cách hấp, chiên, áp chảo… và về cơ bản bánh Mandu chủ yếu được ăn cùng nước chấm pha từ xì dầu và giấm.
BÁNH GYOZA
Hình ảnh sản phẩm Gyoza Hải Sản Nam Sài Gòn Food
Cùng có nguồn gốc chung với Há Cảo và Mandu nhưng Gyoza cũng có một số điểm khác biệt so với những người anh em của mình.
Gyoza là tên gọi mà người Nhật Bản ưu ái đặt cho món bánh này. Phần nhân của món Gyoza được xay mịn hơn, đến mức mọi thứ như được hòa lẫn với nhau. Để phân biệt món Gyoza của Nhật Bản trong 4 loại dimsum phổ biến bạn có thể nhìn vào hình dáng của chiếc bánh. Chúng mang hình dáng nửa vầng trăng nhỏ gọn, viền bánh được gấp thành các nếp gấp đều nhau vừa giúp cho món ăn tăng tính thẩm mỹ vừa giúp nhân bánh không bị rơi ra ngoài trong lúc chế biến.
BÁNH XẾP
Hình ảnh Bánh Xếp Nhân Thịt
Nếu như ở Hàn Quốc có Mandu, Nhật Bản có Gyoza, Trung Quốc có Há Cảo thì tại Việt Nam cũng có món ăn tương tự như thế với tên gọi Bánh Xếp.
Bánh Xếp có dạng hình bán nguyệt và nhờ bàn tay khéo léo của người làm bánh đã tạo nên các đường viền gợn sóng ở phần mép bánh, trông rất đẹp mắt. Bánh Xếp thường có lớp vỏ bánh giòn, bên trong là đầy thịt và rau củ. Ở một số vùng miền, Bánh Xếp có những sáng tạo về nhân khác nhau từ ngọt cho đến nhân mặn.
Trên đây là cách phân biệt 4 loại dimsum phổ biến mà bạn có thể bỏ túi vào cẩm nang của mình. Chúc bạn trở thành “chiến thần” dimsum và không còn nhầm lẫn tên gọi của các loại dimsum.
Nam Sài Gòn Food hiện tại đang cho ra mắt thêm nhiều sản phẩm bổ sung vào dòng dimsum, mời bạn tham khảo và dùng thử.