Tiết kiệm thực phẩm sẽ có những lợi ích gì?

Năm 2016, LHQ đã công bố một nỗ lực toàn cầu nhằm giảm lãng phí thực phẩm, cụ thể hơn, mục tiêu là giảm một nửa mức lãng phí thực phẩm vào năm 2030. Vậy có những lợi ích gì của việc giảm lãng phí thực phẩm hàng ngày? Và có những giải pháp hiệu quả gì để giảm thiểu lãng phí thực phẩm.

1. Lợi ích của việc ít lãng phí thực phẩm

Tiết kiệm chi phí khi chỉ mua lượng thực phẩm cần thiết và tránh thêm chi phí và nhân lực để tiêu hủy chúng.

Giảm phát thải khí metan từ các bãi chôn lấp và giảm lượng khí thải carbon.

Quản lý tốt hơn năng lượng và tài nguyên, ngăn ngừa ô nhiễm liên quan đến việc trồng trọt, sản xuất, vận chuyển và bán thực phẩm.

Hỗ trợ cộng đồng mang lại lợi ích bằng cách cung cấp thực phẩm chưa được dùng tới của những người dư thừa cho những người còn thiếu thốn thực phẩm, hoặc không có nguồn cung cấp thực phẩm ổn định.

2. Cách giảm thiểu thực phẩm lãng phí

2.1. Mẹo lập kế hoạch

Với việc lên danh sách các bữa ăn trong tuần, bạn có thể tiết kiệm tiền bạc và thời gian cũng như lựa chọn được những thực phẩm lành mạnh hơn. Bạn không mua hơn những gì bạn cần sử dụng, bạn sẽ có nhiều khả năng giữ thực phẩm luôn tươi và sử dụng hết chúng:

Trước tiên, hãy xem xét qua tủ lạnh của bạn còn những gì và những thứ nào cần phải sử dụng trước khi bạn định đi mua thêm thực phẩm.

Lên danh sách món ăn bạn định chuẩn bị và những thực phẩm cần cho món ăn đó. Khi đến siêu thị hãy bám sát danh sách ấy lựa chọn thực phẩm một cách thông minh, tránh mua quá nhiều dễ gây lãng phí.

Thay vì cuối tuần đi siêu thị một lần mua thực phẩm dự trữ cho cả tuần thì bạn có thể ghé siêu thị vài ngày một lần để luôn mua được thực phẩm tươi ngon.

2.2. Bảo quản thực phẩm đúng cách

Bảo quản không đúng cách dẫn đến lượng thực phẩm lãng phí lớn. Nhiều người không biết cách bảo quản trái cây và rau quả, điều này có thể dẫn đến chín sớm và cuối cùng là sản phẩm bị thối vữa.

Tìm hiểu cách bảo quản trái cây và rau quả để chúng tươi lâu hơn bên trong hoặc bên ngoài tủ lạnh của bạn.

Nên sử dụng trái cây theo mùa để tránh phải động lạnh chúng quá nhiều.

Nhiều loại trái cây tỏa ra khí ethylene (loại khí thúc đẩy quá trình chín trong thực phẩm và có thể dẫn đến hư hỏng) khiến các sản phẩm khác gần đó nhanh hỏng hơn. Các loại trái cây và rau đó bao gồm: chuối, bơ, cà chua, dưa vàng, đào, lê, hành lá... khi cất giữ chúng hãy để chúng trong các thùng hoặc khay khác nhau và để chúng tránh xa các loại thực phẩm nhạy cảm với khí ethylene như khoai tây, táo, rau lá xanh, quả mọng và ớt để tránh bị hư hỏng.

Không rửa quả cho đến khi bạn sử dụng chúng để tránh bị mốc.

Nếu bạn thích ăn trái cây ở nhiệt độ phòng, nhưng vẫn nên bảo quản trái cây trong tủ lạnh để có độ tươi ngon tối đa, và chỉ lấy những gì bạn ăn trong ngày ra khỏi tủ lạnh vào buổi sáng

2.3. Lưu trữ thực phẩm

Ướp, sấy khô, đóng hộp, lên men, đông lạnh và đóng rắn là tất cả các phương pháp bạn có thể sử dụng để thực phẩm giữ được lâu hơn.

Những phương pháp này không chỉ giúp giảm khí thải carbon mà còn mà còn giúp bạn tiết kiệm tiền. Hơn nữa, hầu hết các kỹ thuật bảo quản đều đơn giản

và dễ thực hiện.

Ví dụ: Lạc tươi hoặc ngô, đỗ tươi có thể phơi sấy khô bảo quản được nhiều tháng liền. Táo, đào chính vụ rất dễ dàng mua được, bạn có thể ngâm chúng cùng rượu hoặc đường phèn để tạo thành rượu trái cây hay siro trái cây.

2.4. Đừng quá cầu toàn

Bạn có biết lực tung một thùng đựng hoa quả để chọn được trái đẹp nhất cũng góp phần lãng phí thực phẩm. Trái cây giống hệt nhau về hương vị và dinh dưỡng, những loại trái cây và rau quả được gọi là "xấu xí" vẫn được chuyển hóa để tạo ra những sản phẩm dễ nhìn hơn.

Nhu cầu của người tiêu dùng đối với các loại trái cây và rau quả hoàn hảo đã khiến các chuỗi cửa hàng tạp hóa lớn chỉ mua những sản phẩm hoàn hảo từ nông dân. Điều này dẫn đến hàng tấn thực phẩm vẫn còn tốt nhưng chỉ có vẻ ngoài không bắt mắt sẽ bị lãng phí.

Bạn đôi khi có thể mua những loại rau hay trái cây ngoài chợ thay vì vào các siêu thị lớn, những thực phẩm ở các khu chợ do người nông dân tự tay trồng trọt và chăm sóc sẽ có giá thành rẻ hơn nhiều so với các mặt hàng sản phẩm tương tự nhưng được bày bán trong siêu thị. Bằng cách đó bạn cũng đang tiết kiệm chi tiêu cho gia đình bạn.

2.5. Giữ cho tủ lạnh không bị quá tải

Mặc dù tủ lạnh luôn là nơi chứa đồ hay dự trữ thức ăn khi bạn chưa kịp dùng đến chúng. Nhưng một tủ lạnh quá đầy có thể gây lãng phí thực phẩm.

Để tránh việc thực phẩm bị hư hại, bạn hãy sắp xếp tủ lạnh của mình một cách ngăn nắp và tôn trọng trật tự “nhập trước, xuất trước”.

Ví dụ: bạn mua vài trái táo mới trong khi tủ của bạn vẫn còn táo trong đó, vậy hãy xếp những trái táo cũ ra ngoài để chúng được sử dụng tước những trái táo mới.

2.6. Tiết kiệm thức ăn thừa

Bạn không thể chắc chắn việc mọi loại thức ăn trên bàn ăn của bạn đều được tiêu thụ hết trong một bữa, sẽ luôn có lượng dư thừa dù ít hay nhiều. Và việc cất giữ chúng trong tủ lạnh là điều chắc chắn sẽ xảy ra, nhưng đôi khi bạn quên đi chúng và từ đó sự lãng phí xảy ra khi chúng bị hỏng và buộc phải bỏ đi.

Giải pháp là bảo quản thức ăn thừa trong hộp thủy tinh trong, thay vì đựng trong hộp mờ, đặt chúng ở ngay nơi bạn có thể dễ dàng nhìn thấy chúng nhất khi mở tủ lạnh.

Hoặc một cách khác đó là khi bạn nấu ăn bạn luôn biết chắc chắn nhất khẩu vị của mọi người trong gia đình. Bạn nên tránh nấu quá nhiều để hạn chế việc thức ăn dư thừa.

2.7. Chăm sóc bản thân

Nếu bạn muốn tiết kiệm tiền trong khi tránh các hóa chất có hại tiềm ẩn trong một số sản phẩm chăm sóc da, hãy thử chuẩn bị tẩy tế bào chết hoặc làm mặt nạ tại nhà.

Bơ chứa nhiều chất béo lành mạnh, chất chống oxy hóa và vitamin E, giúp chúng trở thành một chất bổ sung hoàn hảo cho mặt nạ tự nhiên. Kết hợp quả bơ chín với một chút mật ong để có một hỗn hợp sang trọng có thể dùng cho mặt hoặc tóc.

Bạn cũng có thể trộn bã cà phê đã qua sử dụng với một chút đường và dầu ô liu để tạo thành hỗn hợp tẩy tế bào chết cho cơ thể. Bạn cũng có thể đắp túi trà nguội hoặc lát dưa chuột thừa lên mắt để giảm bọng mắt.

Những lời khuyên thiết thực trong bài viết này không chỉ giúp bạn ít lãng phí thức ăn hơn mà còn có thể giúp bạn tiết kiệm tiền bạc và thời gian. Suy nghĩ nhiều hơn về thực phẩm mà gia đình bạn lãng phí hàng ngày, bạn có thể giúp tạo ra sự thay đổi tích cực để bảo tồn một số tài nguyên quý giá. Ngay cả những thay đổi tối thiểu đối với cách bạn mua sắm, nấu nướng và tiêu thụ thực phẩm cũng sẽ giúp giảm tác động của bạn đến môi trường.